Phương thức thanh toán
I. Phương thức thanh toán là gì?
Để làm rõ khái niệm này, trước hết chúng ta cần hiểu khái quát về thanh toán. Theo đó, thanh toán là việc chuyển tiền, hàng hóa hoặc dịch vụ để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác theo một tỷ lệ hợp lý do các bên thỏa thuận, dưới sự điều chỉnh của pháp luật.
Như vậy, phương thức thanh toán có thể hiểu là những cách thức, phương pháp dùng để trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể, nói cách khác, đây là cách thức thực hiện nghĩa vụ tài sản giữa các bên.
II. Quy định các hình thức thanh toán.
Do sự phát triển của xã hội, việc thanh toán hiện nay có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó phổ biến nhất có kể thể đến như trả bằng tiền mặt, séc, thanh toán qua ngân hàng, thư tín dụng, thanh toán bằng vật hay có sự thỏa thuận của các bên.
Theo quy định pháp luật, việc thanh toán được thực hiện dưới 2 hình thức chính bao gồm: thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt.
1. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt.
Đây là hình thức thanh toán đơn giản và phổ biến nhất không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Theo đó, người mua sẽ sử dụng tiền tệ là phương tiện giao dịch nhằm trao đổi, thu nhận hàng hóa, dịch vụ do người bán cung cấp. Tùy từng giao dịch, bên mua có quyền yêu cầu bên bán cung cấp biên lai hợp lệ của hóa đơn.
Hình thức này có một số ưu điểm nhất định như dễ dàng thanh toán, có thể thực hiện ở bất cứ đâu (ngoại trừ các trường hợp pháp luật quy định chỉ sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt) và bất kì ai cũng có thể sử dụng. Đó cũng là lý do hình thức này có lịch sử áp dụng lâu đời nhất.
Tuy vậy, thanh toán bằng tiền mặt cũng có một số nhược điểm, dẫn đến việc trong xã hội hiện đại, nhiều người không còn ưa chuộng sử dụng phương pháp này nữa. Cụ thể, trong một số trường hợp, việc xuất hóa đơn thanh toán không được thực hiện đầy đủ dẫn đến thất thoát thuế của nhà nước, đôi khi, hành vi này đến từ chính thỏa thuận của các bên. Ngoài ra, việc sử dụng tiền mặt chỉ có thể thực hiện trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia sở hữu loại tiền tệ đó, hay trong các giao dịch mà đối tượng giao dịch là vật có giá trị lớn như nhà ở, đất đai, xe cộ thì việc thanh toán bằng tiền mặt sẽ gây ra nhiều bất cập, trở ngại, thậm chí việc cầm theo nhiều tiền mặt trên người cũng gây ra nguy hiểm cho chính chủ sở hữu của nó,… Vì vậy, để thuận tiện hơn trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, pháp luật đã đặt ra nhiều hình thức khác để thanh toán mà không cần sử dụng tiền mặt.
2. Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
2.1. Thanh toán qua điện thoại di động.
Ngày nay, khi điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến, từ thành thị đến nông thôn, thì phương thức thanh toán qua điện thoại di động cũng nhờ thế phát triển hơn rất nhiều.
Theo đó, người dùng có thể không cần mang theo tiền mặt vẫn có thể dễ dàng thanh toán khi đi mua sắm, sử dụng dịch vụ với một chiếc smartphone có cài đặt thanh toán qua điện thoại di động (Mobile Banking).
Hệ thống thanh toán qua điện thoại di động được xây dựng liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ gồm: Ngân hàng, nhà cung cấp viễn thông, hệ thống tiêu dùng và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, một trong những hạn chế của hình thức này là chỉ thanh toán trên các điện thoại thông minh.
2.2. Thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng.
Hình thức thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng được thực hiện thông qua ATM hoặc thông qua giao dịch trực tiếp trên máy tính, điện thoại.
Với phương thức thanh toán điện tử này, người mua chỉ cần chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của người bán để thanh toán ngay khi thực hiện giao dịch. Rất tiện lợi cho người sử dụng.
Cũng bởi tính dễ dàng, tiện lợi, có thể chuyển khoản thanh toán ở bất cứ nơi đâu , bất cứ thời điểm nào chỉ với một chiếc smartphone hoặc máy tính có kết nối mạng, nên phương thức thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng đã và đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Hơn thế, phương thức thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng hiện đã được pháp luật Việt nam quy định là 1 trong 2 loại hình thức thanh toán được chấp nhận trên hóa đơn nói chung, hóa đơn điện tử nói riêng.
2.3 Thanh toán bằng ví điện tử.
Khi sử dụng phương thức thanh toán bằng ví điện tử, người dùng bắt buộc phải tạo và sở hữu tài khoản trên các ví điện tử như: Mobivi, Payoo, VnMart, Momo,…
Về ưu điểm, phương thức thanh toán bằng ví điện tử giúp người dùng có thể dễ dàng chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản ví điện tử, hoặc cũng có thể nạp tiền vào ví bằng cách nộp tiền mặt nếu muốn, để tiến hành giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, nhược điểm là: người dùng chỉ thực hiện thanh toán được trên các website chấp nhận ví điện tử này mà thôi.
Hiện nay, chi phí đăng ký tài khoản, dịch vụ tại các ví điện tử ở Việt Nam đa phần được miễn phí, mức phí khi sử dụng cũng tương đối thấp. Do đó đây là một trong những phương thức thanh toán khá phổ biến tại Việt Nam.
Các phương thức thanh toán công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Tân Huy Phát đang áp dụng:
Thanh toán bằng tiền mặt.
Thanh toán qua điện thoại di dộng (Mobile Banking): Số tài khoản: 0431000196342 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Vietcombank Việt Nam. Tên chủ tài khoản: Nguyễn Duy Khương.
Thanh toán qua chuyển khoản Ngân hàng:
+ Hình thức người mua lấy hóa đơn giá trị gia tăng (Hóa đơn VAT/ Hóa đơn điện tử): Số tài khoản: 8619918888 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB). Tên chủ tài khoản: Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Tân Huy Phát.
+ Hình thức người mua không lấy hóa đơn giá trị gia tăng (Hóa đơn VAT/ Hóa đơn điện tử): Số tài khoản: 0431000196342 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Vietcombank Việt Nam. Tên chủ tài khoản: Nguyễn Duy Khương.
Thanh toán bằng ví điện tử Momo:
Sử dụng quét mã QR thanh toán tại quầy giao dịch.