LẮP ĐẶT TRẠM CÂN ĐIỆN TỬ GIÁ TỐT!

LẮP ĐẶT TRẠM CÂN ĐIỆN TỬ GIÁ TỐT!

I. Báo giá trạm cân điện tử 30 tấn, 40 tấn, 60 tấn, 80 tấn, 100 tấn, 120 tấn, 150 tấn?

    • Một số câu hỏi ban đầu mà chúng tôi thường nhận được từ phía khách hàng khi họ đang muốn lắp đặt một trạm cân điện tử dùng để cân ô tô, cân xe tải nhưng không biết bao nhiêu tiền? Thiết bị của hãng nào tốt? Thời gian bảo hành bao lâu? Mở mới 1 trạm cân thì cân những giấy tờ gì?
Sơ đồ bố trí danh mục, thiết bị trạm cân điện tử
    • Tuy nhiên để có thể báo giá một hệ thống cân ô tô một cách chính xác chúng tôi cần thêm các thông tin từ khách hàng như: Kích thước bàn cân? Mức cân yêu cầu tối đa? Địa điểm lắp đặt tại đâu? Yêu cầu về cấp chính xác như thế nào? Các yêu cầu cụ thể về chức năng phần mềm quản lý cân? Tần suất sử dụng cân là bao nhiêu? Để chính xác hơn khi báo giá chúng tôi thường phải đi thực tế khảo sát địa điểm lắp đặt,…

II. Đặc điểm chung của trạm cân điện tử – cân ô tô, xe tải.

1. Độ chính xác:

    • Cân ôtô là phương tiện đo phải chịu sự kiểm định bắt buộc của các đơn vị quản lý Nhà nước về Đo lường. Trong Pháp Lệnh Đo Lường Việt Nam có ghi “Các cân ôtô phải đươc phê duyệt mẫu và kiểm định, khi kiểm định phải có sai số nhỏ hơn sai số cho phép quy định trong tiêu chuẩn”.
    • Sai số phép khi kiểm định được thể hiện trong bảng sau:
0 < Mức tải trên cân < 500e  Sai số cho phép: ± 0.5e
500e < Mức tải trên cân < 2000e  Sai số cho phép: ± 1e
2000e  < Mức tải trên cân < 10000e  Sai số cho phép: ± 1,5e
 e = d: Giá trị độ chia của cân hay bước nhảy trên bộ chỉ thị.

 Sai số này áp dụng khi cân ôtô thực hiện phê duyệt mẫu, kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ.

 Sai số áp dụng khi cân ôtô thực hiện kiểm định bất thường ( hoặc trong khi sử dụng) bằng 2 lần sai số trên.

    • Ví dụ: Cân ôtô 100 tấn có bước nhảy e = 10kg
0 < Mức tải trên cân < 5,000  Sai số cho phép: ± 5Kg
5,000 < Mức tải trên cân < 20,000  Sai số cho phép: ± 10Kg
20,000  < Mức tải trên cân < 100,000  Sai số cho phép: ± 15Kg

2. Tải trọng yêu cầu:

    • Căn cứ vào trọng tải khi xe có hàng, chiều dài xe lớn nhất mà trạm dùng để cân mà lựa chọn trọng tải chuẩn của trạm cân.
    • Các trọng tải chuẩn tiêu chuẩn thường gặp: 30 tấn, 40 tấn, 60 tấn, 80 tấn, 100 tấn, 120 tấn và 150 tấn.

3. Quá tải an toàn:

    • Để đảm bảo an toàn khi vận hàng sử dụng trạm cân.
    • Tránh các trường hợp cân bị hư hỏng do xe quá tải gây ra.
    • Thông thường bàn cân đều được thiết kế quá tải 150%.

4. Thiết bị cấu thành trạm cân:

    • Các nhà cung cấp sẽ ưu tiên báo giá đầy đủ thiết bị giúp 1 trạm cân hoạt động ổn định, lâu dài.
    • Toàn bộ thiết bị đều là hàng chính hãng được nhập từ thương hiệu cân điện tử hàng đầu thế giới, có chất lượng tốt để đảm bảo về mặt bảo hành cũng như tuổi thọ sử dụng sản phẩm nhưng giá cả phải chăng giúp tăng tính cạnh tranh.
    • Để dễ hình dung, ví dụ khi đi mua một chiếc xe ô tô, khách hàng sẽ phải lựa chọn loại xe, tính năng và đặc biệt là thương hiệu của chiếc xe đó. Cũng là chiếc xe để đi nhưng giá cả thì vô cùng, có chiếc chỉ vài trăm triệu nhưng có nhiều chiếc giá cao hơn rất nhiều lần. Vậy khi lựa chọn thiết bị điện tử cho cân ô tô cũng vậy. Thương hiệu càng nổi tiếng, cao cấp thì đương nhiên chất lượng, độ bền, độ chính xác và các tính năng cũng vượt trội hơn các thương hiệu khác (ví dụ như khả năng chống sét, cấp bảo vệ IP,..). Tất nhiêu giá thành cũng cao hơn.

5. Hình thức lắp đặt:

    • Hiện nay, cân trạm – cân ô tô có 2 kiểu lắp đặt: cân kiểu nổi và cân kiểu chìm.
Trạm cân điện tử lắp đặt kiểu nổi
Trạm cân điện tử lắp đặt kiểu chìm
    • Thời gian và phí lắp đặt cho 1 trạm cân kiểu chìm sẽ mất nhiều thời gian hơn và chi phí cho phần làm móng trạm cân cũng cao hơn nhưng không đáng kể so với trạm cân kiểu nổi.
Mặt cắt móng cân lắp đặt kiểu chìm và kiểu nổi

6. Công tác thi công lắp đặt:

    • Công tác thi công lắp đặt hợp lý, đội ngũ chuyên nghiệp và chính sách sau bán hàng của nhà cung cấp chính là yếu tố then chốt để hoàn chỉnh hệ thống và là việc làm cấp thiết nhằm đảm bảo quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động tốt.
    • Vì vậy Quý khách nên tham khảo thông tin từ các nguồn khác nhau hoặc những đơn vị đã sử dụng trạm cân điện tử để có thể lựa chọn được nhà cung cấp uy tín, chuyên nghiệp.

7. Tính pháp lý:

    • Theo quy định của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, mọi trạm cân điện tử được đưa và hoạt động kinh doanh cần phải được kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định bởi cơ quan kiểm định có thẩm quyền sau khi lắp đặt, định kỳ mỗi 12 tháng hoặc sau khi sửa chữa thay thế thiết bị.

III. Vậy một báo giá trạm cân điện tử cân ô tô, xe tải cấu thành từ những thiết bị, công tác nào?

DANH MỤC THIẾT BỊ, CÔNG TÁC CHO 1 TRẠM CÂN ĐIỆN TỬ

1  Bàn cân thép (còn gọi là cầu cân)
2  Đầu chỉ thị (còn gọi là indicator)
3  Cảm biến lực (còn gọi là Loadcell)
4  Hộp nối cảm biến lực (còn gọi là Junction Box)
5  Bộ máy vi tính, máy in phiếu cân, màn hình phụ hỗ trợ nhìn xa
6  Phần mềm quản lý cân hàng, chuông cảnh báo ra vào, cáp điều khiển
7  Thiết bị ổn áp nguồn điện
8  Thiết bị chống sét
9  Móng cân
10  Phí vận chuyển và lắp đặt cân
11  Giấy hiệu chuẩn – kiểm định cân
    • Trên đây là toàn bộ thiết bị chính về một hệ thống cân ô tô, trạm cân điện tử để quý khách tham khảo. Nếu quý khách đang có nhu cầu đầu tư mới, hoặc nâng cấp hệ thống cân điện tử nhằm phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc chỉ đơn giản là cần tư vấn cách sử dụng, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Holine: 0384.244.344 – 0938.519.577. Mọi tư vấn đều là miễn phí.

Hotline: 0384244344

Hotline: 0384244344